CHÙA PHÚC LỘC, NAM ĐỊNH.
Chùa Phúc Lộc nằm ven sông Đào, thuộc thôn Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê (năm 1442). Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 2010, Sư trụ trì Thích Đàm Thành đã tổ chức trùng tu, mở rộng chùa. Chùa còn giữ đại hồng chung cổ năm 1762.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ Tam Thế Phất, Di Đà Tam Tôn, Bồ tát Quán Âm Chuẩn Đề, Thích Ca sơ sinh, Ngọc Hoàng, Hộ Pháp …
Trong khuôn viên của chùa, bảo tháp Đại Bi được ông Nguyễn Thành Lê tổ chức vận động các nhà hảo tâm, quý vị Phật tử đóng góp tịnh tài, tịnh vật xây dựng vào ngày 17/11/2010. Tháp có 13 tầng, bên ngoài hình bát giác, bên trong hình tứ trụ, cao 49m, diện tích sàn là 1.500m2. Bảo tháp có sức chịu tải trọng 141 pho tượng đồng nặng 100 tấn và sức chứa hàng ngàn người vào tháp. Trước tháp có lầu Di Lặc, hai bên có hồ Tịnh Thủy, bốn phương là bốn pho tượng Thiên Vương.
Bảo tháp tôn trí 141 pho tượng Phật, Bồ tát bằng đồng, trong đó có 122 pho tượng hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm.
Bên ngoài, từ tầng 2 đến tầng 12, thờ 84 pho tượng trong bài chú Đại Bi.
Bên trong: tầng 1 thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và 2 Tôn giả: Ma ha Ca Diếp, A Nan.
Từ tầng 2 đến tầng 12, thờ 33 pho tượng Phổ Môn và Tứ Thánh kiết tường: Phật Mẫu Ta Ra, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Quán Âm ngàn tay ngàn mắt và Phật Quán Âm thập nhất diện. Tầng 13 thờ tượng Tây Phương Tam Thánh, Phật Ngọc, Xá Lợi Phật cùng Ấn Phật Ngọc.
Tòa sen bằng đồng trên đỉnh tháp nặng 3 tấn. 5 cánh sen có 5 bức tượng gắn 5 viên đá quý biểu tượng của Ngũ Trí Như Lai.
Văn bia khắc bằng chữ quốc ngữ tại bảo tháp ghi: «Cổng vào lát đá, chạm khắc hình rồng cùng hoa văn tinh xảo. Khuôn viên bao quanh, 100 cây cột đá biểu tượng 100 chữ Phúc, mang ý nguyện đem phước lành cho bách gia trăm họ, vừa tạo sự hài hòa, gắn kết văn hóa dân tộc với Phật giáo Việt Nam. Ý nghĩa tối linh của bảo tháp là đem lại nguồn ân đức gia trì cho đất nước và hòa bình thế giới».
Đặc biệt, trong bảo tháp có bảo ấn Ngọc Phật. Ấn bằng ngọc bích nguyên khối được chế tác từ khối ngọc nặng 10 kg. Ấn có tám cạnh, nặng 4 kg, cao 0,25m.
Chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành bảo tháp và khai ấn Ngọc Phật vào ngày 17/11/2013.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục vào ngày 16/9/2014:
- Tháp tôn trí tượng Phật, Bồ tát bằng đồng nhiều nhất.
- Bảo ấn Ngọc Phật lớn nhất.
Và xác lập 1 kỷ lục vào ngày 18/10/2014:
- Tháp tôn trí nhiều tượng hóa thân Bồ tát làm bằng đồng nhất.
Đặc biệt, kế bên bảo tháp là khu lưu niệm «Hiền tài là nguyên khí quốc gia» của thôn Hưng Lộc, trong đó có 2 tấm bia vinh danh những con em trong làng học hành đỗ đạt, thành danh sự nghiệp.
Võ Văn Tường
Ảnh 01-03. Bảo tháp Đại Bi
Ảnh 04. Sân trước bảo tháp
Ảnh 05. Ban thờ tầng1
Ảnh 06-20. Ban thờ từ tầng 02 đến tầng 12
Ảnh 21. Ban thờ tầng 13
Ảnh 22. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm
Ảnh 23. Bia «Bảo tháp Đại Bi»
Ảnh 24. Chùa Phúc Lộc
Ảnh 25. Điện Phật
Ảnh 26, 27. Ban thờ Hộ Pháp
Ảnh 28, 29. Bảo ấn Ngọc Phật
Ảnh 30. Nhà khách
Ảnh 31. Bảo tháp Đại Bi
Ảnh 32-34. Bia vinh danh của làng Hưng Lộc
Sách TƯỢNG PHẬT VIỆT NAM - Chùa 53
Website: chuaviettoancau.com
Tin cùng chuyên mục
- CHÙA KEO, THÁI BÌNH.
- DANH SƠN YÊN TỬ, QUẢNG NINH.
- THIỀN VIỆN TRÚC LÂM YÊN TỬ, QUẢNG NINH.
- THIỀN VIỆN TRÚC LÂM GIÁC TÂM, QUẢNG NINH.
- CHÙA BA VÀNG, QUẢNG NINH.
- CHÙA THÁNH QUANG, BẮC NINH.
- CHÙA PHẬT TÍCH, BẮC NINH.
- CHÙA DÂU, BẮC NINH.
- CHÙA TIÊU SƠN, BẮC NINH.
- CHÙA BÚT THÁP, BẮC NINH.
- CHÙA VĨNH NGHIÊM, BẮC GIANG.
- CHÙA THÀNH, LẠNG SƠN.
- THIỀN VIỆN TRÚC LÂM AN TÂM, VĨNH PHÚC.
- CHÙA TÙNG VÂN, VĨNH PHÚC.
- THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN, VĨNH PHÚC.