THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN, ĐỒNG NAI LÀM LỄ RA MẮT SÁCH

THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN, ĐỒNG NAI LÀM LỄ RA MẮT SÁCH "CHÙA NAM TÔNG NGƯỜI VIỆT" TẬP 1

Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh. Buổi lễ do Hòa thượng Thích Bửu Chánh chủ trì. Rất đông chư Tăng, tu nữ tại thiền viện cùng một số khách mời, báo chí tham dự.

165 HÌNH ẢNH CHÙA VIỆT NAM TRIỂN LÃM TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG, ẤN ĐỘ 2022

165 hình ảnh chùa Việt Nam triển lãm tại Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh Điển Pali Quốc tế lần thứ 17 tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. (International Tipitaka Chanting Ceremony) từ ngày 02/12 đến ngày 12/12/2022 *** Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi. Kích thước mỗi hình ảnh là 60x90 (cm). Mỗi chùa có phần giới thiệu vắn tắt bằng tiếng Việt, tiếng An

CHÙA TÔN THẠNH, CẦN GIUỘC, LONG AN.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 33. Chùa Tôn Thạnh, Cần Giuộc, Long An. Chùa tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa ban đầu có tên là chùa Lan Nhã do Thiền sư Viên Ngộ dựng vào năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Chất (có tài liệu ghi Nguyễn Ngọc Ngộ, Nguyễn Ngọc Dót, Nguyễn Văn Chất). Ngài xuất gia tại chùa Vĩnh Quang, được ban pháp danh là Viên Ngộ. Ngài học đạo với hai vị Hòa thượng Đạo Huệ Huyền Quảng và Đạo Tứ Quảng Thanh. Ngài chuyên tâm tu hành, giới hạnh trang nghiêm, tham gia nhiều công việc phúc lợi của cộng đồng. Năm 1808, ngài đến làng Thanh Ba cất chùa Lan Nhã, sau đổi tên là Tông Thạnh. Năm 1841, do kỵ húy tên vua Thiệu Trị là Miên Tông, chùa đổi tên là Tôn Thạnh. Tại chùa, ngài cho mời thợ đúc từ Quy Nhơn vào đúc pho tượng Địa Tạng bằng đồng. Lần đầu, do phía sau pho tượng còn khuyết một lằn to bằng ngón tay, nên lần sau đúc tượng, ngài đã chặt một ngón tay của mình bỏ vào nồi đồng, pho tượng được viên mãn. Tượng Bồ tát Địa Tạng cao 110 c

CHÙA VẠN PHẬT QUANG ĐẠI TÒNG LÂM, BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 31. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sơn vào năm 1958, trùng tu năm 1982. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Chùa có pho tượng nghệ thuật nổi tiếng là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m. Hòa thượng Thích Quảng Hiển đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa từ năm 2002. Ngôi chánh điện mới hai tầng, dài 91m, rộng 46m, tầng trệt thờ Di Đà Tam Tôn; tầng lầu thờ Di Đà Tam Tôn và Thích Ca Tam Tôn. Đặc biệt, ở chung quanh vách điện Phật ở tầng lầu tôn trí 10.000 pho tượng Phật nhỏ theo kinh Vạn Phật. Chùa còn có những công trình xây dựng và tạo tác quy mô, đã được xác lập kỷ lục Việt Nam: 01. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương nặng 40