165 hình ảnh chùa Việt Nam triển lãm tại Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh Điển Pali Quốc tế lần thứ 17 tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. (International Tipitaka Chanting Ceremony) từ ngày 02/12 đến ngày 12/12/2022 *** Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi. Kích thước mỗi hình ảnh là 60x90 (cm). Mỗi chùa có phần giới thiệu vắn tắt bằng tiếng Việt, tiếng An
CHÙA BẰNG (LINH TIÊN TỰ), HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
Chùa Linh Tiên thường gọi chùa Bằng, tọa lạc tại số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào các văn bia đời Lê còn giữ lại thì chùa được trùng tu vào các năm 1617 và 1654. Tấm bia năm 1954 ghi lại đợt trùng tu ngôi chánh điện do tỉnh trưởng Hà Đông Nguyễn Văn Thanh đặt viên đá đầu tiên. Từ năm 1996 đến nay, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa: xây cổng tam quan (2003); xây bảo tháp Báo Ân, nhà tổ, vườn tượng Quán Thế Âm, 18 tượng A La Hán … (2004); trùng tu ngôi chánh điện, xây cổng tam quan kiêm gác chuông, đúc đại hồng chung… (2017). Chùa có bảo tháp Báo Ân nổi tiếng. Tháp xây theo hình tháp bát giác, móng sâu 45m, thân tháp cao 45m, ngọn tháp bằng đồng, nặng 1.300kg, cao 9,66m. Tính từ mặt nền, tháp có 13 tầng, cao 54,66m, diện tích 1.500m2. Bên trong tháp tôn trí 104 tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng ngồi trên bệ đá, hướng mặt ra ngoài. Chung quanh tháp tôn trí 4 tượng Thiên Vương. Bảo tháp là sự kết hợp hài hòa giữa Phật gi
THƯỢNG TỌA THÍCH PHÁP HÒA GIẢNG PHÁP TẠI TP. SAN JOSE, CALIFORNIA.
San Jose - Hơn 1.000 thiện nam, tín nữ, Phật tử dự buổi giảng pháp của Thượng tọa Thích Pháp Hòa. Vào chiều tối ngày 09 tháng 12 năm 2021, tại Trường Trung học Yerba Buena, thành phố San Jose, tiểu bang California, Thượng tọa Thích Pháp Hòa, Trụ trì Tu viện Trúc Lâm, Canada đã có buổi pháp thoại với đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử ở thành phố San Jose và nhiều thành phố ở miền Bắc California về chủ đề: “Khi tôi nói tôi là Phật tử”, từ câu nói của Giáo sư Richard Gombrich, Đại học Oxford: “Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều đó không có nghĩa là tôi thanh tịnh và tốt đẹp hơn những người khác. Nhưng điều đó nghĩa là tôi có quá nhiều vô minh và tâm thức nhiễm ô cần phải loại bỏ. Tôi cần Tuệ Giác của Đức Phật”. Với phong cách từ tốn, hòa ái; với lối giảng bình dị, vui tươi; buổi pháp thoại của Thượng tọa giảng sư thật hấp dẫn và lợi lạc! Đại chúng có buổi nghe pháp thật hoan hỷ! Võ Văn Tường
CHÙA VIÊN MINH, HÀ NỘI VỚI VỊ CHÂN TU 60 NĂM TRÚ TRÌ: ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ.
Chùa Viên Minh thường gọi là chùa Quang Lãng, chùa Ráng (Giáng), tọa lạc ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Chùa được dựng ngoài bãi sông Hồng từ lâu. Năm 1900, Đại sư Thích Nguyên Uẩn được dân hai làng Quang Lãng và Mai Xá thỉnh về trụ trì chùa. Năm 1903, đất chùa bị sạt lở nên Đại sư đã cho dời chùa vào địa điểm ngày nay. Đại sư thành lập Đạo tràng “Viên Minh Pháp Hội” giảng dạy Phật pháp và biên soạn nhiều kinh sách, khắc ván in. Đại sư viên tịch năm 1915. Vị trú trì kế tục là Hòa thượng Thích Quảng Tốn. Ngài đã giữ gìn trang nghiêm tự viện, tô tượng, làm cửa võng (bao lam), giữ gìn các di sản, ván kinh của chùa. Ngài viên tịch năm 1961.
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ VIÊN TỊCH (2017-2021)
Chúng con thành tâm đảnh lễ Đại lão Hòa thượng thượng Phổ hạ Tuệ đã an nhiên thu thần viên tịch vào lúc 03 giờ 22 phút ngày 21 tháng 10 năm 2021 (nhằm 16 tháng 9 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Viên Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trụ thế: 105 năm - Hạ lạp: 85 năm. Ngưỡng nguyện giác linh Ngài cao đăng Phật Quốc! Ảnh: Võ Văn Tường (16.4.2007) *** Lời dạy của Ngài: "Sống được bao nhiêu năm, không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”. "Muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm. Về tinh thần, cần tu tâm dưỡng tính, tiết chế mọi ham muốn dục vọng, sống trong ti
ĐỨC ĐỆ TAM PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VIÊN TỊCH
Nam mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Chúng con thành tâm đảnh lễ Đức Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng thượng Phổ hạ Tuệ đã an nhiên thu thần viên tịch vào lúc 03 giờ 22 phút ngày 21 tháng 10 năm 2021 (nhằm 16 tháng 9 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Viên Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trụ thế: 105 năm - Hạ lạp: 85 năm. Ngưỡng nguyện giác linh Ngài cao đăng Phật Quốc! *** Lời dạy của Ngài: "Chùa to, cảnh lớn, giảng đường đẹp, phòng ốc sang. dù sao cũng chỉ là phương tiện. Linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì". "Suốt đời tôi chỉ mong niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện". "Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phât và tổ chức tại chùa Viên Minh. Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời
CHÙA VĨNH NGHIÊM, NAM ĐỊNH
Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 32. Chùa Vĩnh Nghiêm, Nam Định. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tại Nam Định, ngôi chùa Vĩnh Nghiêm mới thành lập trên diện tích 5.500 m2. Chùa đã tổ chức Đại lễ khánh thành vào ngày 20.10.2012 với sự tham dự của đông đảo chư Tôn thiền đức Tăng Ni, đại diện các cấp chính quyền sở tại, cùng trên 3.000 Phật tử khắp nơi, dưới sự Chứng minh của chư vị: Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Viên Giác, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Như Niệm, Thượng tọa Thích Quảng Hà, Thượng tọa Thích Thanh Phong … Đại đức Thích Giác Hiếu đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định bổ nhiệm trụ trì chùa vào ngày 20.10.2012, trong ngày khánh thành chùa. Ở tam quan chùa có cặp câu đối khắc bằng tiếng Việt: Tạo lập thiền môn quảng kết thiện duyên Nam Trung Bắc, Khơi nguồn đạo pháp phổ độ dân chúng Phúc Tuệ Minh. Sau tam quan, giữa hồ nước, chùa tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm, m
CHÙA ĐẠI TỪ ÂN, HÀ NỘI.
Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 25. Chùa Đại Từ Ân, Hà Nội. Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng. Sau tam quan là tòa phạm vũ hai tầng uy nghiêm, khang trang, mỹ lệ. Ở giữa các bậc thang lên tòa Tam Bảo là bản Bát Nhã tâm kinh khắc bằng chữ Hán. Phật điện được bài trí trang nghiêm, tôn trí các tượng: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Tuyết Sơn, tòa Cửu Long, Bồ tát Di Lặc, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan; các ban thờ: tượng đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Minh Vương, Tôn giả A Nan và Trưởng giả Cấp Cô Độc. Chùa còn có nhiều công trình khác như: nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, trai đường, bảo tháp …
CHÙA TRĂM GIAN, CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI.
Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 23. Chùa Trăm Gian, Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa có tên Quảng Nghiêm Tự, thường gọi chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên đồi cao ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa gắn với truyền thuyết về một vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An, quê ở làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay), được người đời gọi là đức Thánh Bối. Sách Lĩnh Nam chích quái ghi sự tích đức Thánh Bối có nhiều phép mầu thần thông. Bia Bối Động Thánh tích bi ký ở chùa Bối Khê cũng ghi những phép lạ của ngài khi xây chùa Trăm Gian: “Bấy giờ thợ thuyền có hơn trăm người, mà cơm chỉ thổi một niêu nhỏ. Ngài quay về Bối Khê lấy muối, một lát sau là quay lại ngay. Đến khi dọn mâm ra, bỗng nhiên hóa thành mâm cơm thịnh soạn. Ngày cất nóc, ngài đi guốc gỗ bước trên xà ngang xem nom. Năm ngài 95 tuổi, khi ấy vào ngày rằm tháng Chạp, ngài bước vào trong khám ngồi yên, rồi bảo các môn đệ đóng cửa vào và dặn sau một trăm ngày hễ có mùi thơm th
CHÙA BÁI ĐÍNH, NINH BÌNH.
Chùa Bái Đính tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách thành phố Hà Nội 95 km. Chùa nằm phía Bắc của quần thể Di sản thế giới Tràng An.
CHÙA PHẬT QUANG, HÒA BÌNH
Chùa Phật Quang Hòa Bình tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, đồi Ba Vành, tổ 21, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Mường, Thái, Tày, Mông, Dao, và Hoa.
CHÙA TRÚC LÂM HƯNG QUỐC, SƠN LA.
Chùa Trúc Lâm Hưng Quốc tọa lạc tại bản Sẳng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Sơn La là tỉnh miền núi thuộc Tây Bắc Việt Nam.
TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THIÊN TRƯỜNG, NAM ĐỊNH.
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2.
CHÙA VĨNH NGHIÊM, NAM ĐỊNH.
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
CHÙA PHỔ MINH, NAM ĐỊNH.
Chùa Phổ Minh thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía Bắc.