CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG, QUẢNG TRỊ.

CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG, QUẢNG TRỊ.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 26. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Chùa Sắc tứ Tịnh Quang tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1841). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh. Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất. Chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành trang nghiêm, trọng thể vào ngày 12.3.2001. Cổng tam quan xây hai tầng mái, tầng trên tôn trí tượng Hộ Pháp hướng mặt vào chùa. Sau tam quan có chiếc cầu bắc qua hồ sen để đi vào sân trước chùa và chánh điện. Ngôi chánh điện có chiều sâu 3

CHÙA ĐẠI GIÁC, ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 22. Chùa Đại Giác, Đồng Hới, Quảng Bình. Chùa Đại Giác tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chùa được Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp tổ chức xây dựng vào năm 2013. Đại lễ khánh thành chùa được tổ chức trang nghiêm, trọng thể vào ngày 19.3.2016. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng, cao 3,3m, nặng 3,5 tấn. Án thờ hai bên an vị tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bên ngoài Phật điện tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền lộ thiên. Buổi lễ chú nguyện rót đồng tượng đức Bổn Sư được tổ chức vào ngày 25.12.2011 dưới sự Chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang cùng chư vị: Hòa thượng Thích Đức Chơn, Hòa thượng Thích Đức Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Tấn, Hòa thượng Thích Chơn Tế, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp. Sân trước chùa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch nguyên khối cao 9m, nặng 40 tấn và tượng Bồ tát Di Lặc. Sâ

CHÙA HOẰNG PHÚC, QUẢNG BÌNH.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình. Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng sau khi trấn trị phương Nam đã cho xây dựng lại chùa khang trang hơn. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp nối tiên đế tôn tạo, mở rộng chùa và đổi tên là “Kính Thiên Tự” nghĩa là chốn đất Phật chí kính chí tôn. Chúa ngự bút 4 chữ “Vô song phúc địa”. Năm 1826, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là “Hoằng Phúc Tự” với nghĩa quảng hoằng phúc lộc rộng rãi cho muôn dân. Trải qua thời gian dài và chiến tranh, chùa đã bị hư

CHÙA ĐẠO NGUYÊN, QUẢNG NAM.

Hình ảnh ngôi chùa Việt nhìn từ trên cao. 20. Chùa Đạo Nguyên, Quảng Nam. Chùa Đạo Nguyên tọa lạc tại số 140 Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Duyên tổ chức xây dựng vào ngày 17 tháng 11 năm 1963 dưới sự Chứng minh của Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Năm 1965, Chùa làm lễ khánh thành, Hòa thượng Thích Trí Thủ đặt tên chùa Đạo Nguyên. Ban đầu, Viện Hóa Đạo cử Hòa thượng Thích Từ Ý trú trì. Sau đó 3 tháng, Hòa thượng Thích Thiện Duyên về trú trì cho đến năm 2014 thì giao cho Tỳ kheo Thích Viên Tánh kế vị trú trì. Được sự tài trợ kinh phí của Tập đoàn Vingroup, Chùa đã tổ chức đại trùng tu vào ngày 17 tháng 3 năm 2014, thành ngôi già lam uy nghiêm, tráng lệ. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền. Ở sân chùa có đài thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn và tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 13m, xây dựng năm 2005. Chùa đặt Văn

TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU - NGÔI DANH LAM CỔ TỰ TRÊN ĐẤT THÀN KINH.

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trên một triền đồi ở đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa quay mặt hướng đông, diện tích khoảng 5 hecta, có đồi thông bao quanh, khe nước trước mặt, cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ, thanh tịnh. Chùa nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm Quý Mão (1843), lúc ngài đã 60 tuổi, xin vua Thiệu Trị cho từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng để cùng hai đệ tử về đây tu hành và chăm sóc mẹ già của ngài đã 80 tuổi.

CHÙA THÁNH DUYÊN, HUẾ - NGÔI QUỐC TỰ TRÊN ĐẤT THÀN KINH.

Chùa Thánh Duyên thường gọi là chùa Túy Vân, tọa lạc trên núi Thúy Vân, thuộc làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thúy Vân là ngọn núi nhỏ ở giữa đầm nước mặn Cầu Hai, gần cửa Tư Hiền. Ở đây, cảnh quan tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình! Chùa là một trong ba ngôi quốc tự ở Thuận Hóa (Thiên Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế). Chùa cách kinh thành Huế khoảng 60 km đường bộ về phía đông nam.

CHÙA HUYỀN KHÔNG HUẾ, NGÔI CHÙA ĐẸP BÊN DÒNG SÔNG BẠCH YẾN.

Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ 3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh).

CHÙA TỪ ĐÀM, THỪA THIÊN HUẾ.

CHÙA TỪ ĐÀM, HUẾ - NGÔI CỔ TỰ DANH LAM TRÊN ĐẤT CỐ ĐÔ. Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu.