KHÓA TU "KIẾT THU TỊNH TRỤ" NĂM 2021 TẠI TU VIỆN HUYỀN KHÔNG, SAN JOSE, HOA KỲ.

Trang nghiêm khóa tu “Kiết Thu Tịnh Trụ” năm 2021 tại Tu viện Huyền Không, San Jose, Hoa Kỳ. Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tu viện do Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện thành lập vào năm 2005 mang tên Chùa Lam Viên. Đến năm 2014, Chùa dời về địa điểm hiện nay và đổi tên là Tu viện Huyền Không.
KHÓA TU

Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10 năm 2021 vừa qua, Tu viện đã tổ chức khóa tu “Kiết Thu Tịnh Trụ” 1 tháng cho chư Ni của Tu viện Huyền Không, Chùa Liên Hoa (San Jose), Chùa Viên An (Texas) và một số Phật tử.

Thời khóa hằng ngày như sau:

05:00 Thức chúng, tĩnh tọa

05:30  Công phu khuya

07:30  Dùng sáng, tưới cây, quét dọn

09:00  Tụng kinh Đại Bửu Tích (120 phút)

11:30  Cúng quá đường, kinh hành

13:00  Chỉ tịnh

14:00  Thức chúng

14:30  Tụng kinh Đại Bửu Tích (120 phút)

            Công phu chiều

16:30  Tưới cây, quét dọn

17:00  Dùng chiều, đi bộ quanh tu viện

19:00  Niệm Phật, trì chú

21:30  Hô canh tĩnh tâm, chỉ tịnh

 

Chư Ni và Phật tử tham dự khóa tu đã thanh tịnh thân, khẩu ý; nhiếp tâm tụng trọn bộ kinh Đại Bửu Tích trong 1 tháng tịnh tu. Phát biểu trong buổi kết thúc khóa tu, chư Ni và Phật tử đều cho biết niềm hân hoan, hạnh phúc và lợi lạc của khóa tu; niềm pháp lạc vô biên trong mỗi hành giả! Đại chúng rất mong được tham dự những khóa tu mang pháp vị an lạc, giải thoát hằng năm tại Tu viện.

***

Bộ kinh Đại Bửu Tích gồm 9 tập, mỗi tập khoảng 800 trang. Trong lời mở đầu viết tại Chùa Vạn Đức (Thủ Đức, TP. HCM) ngày 12/7/1987, dịch giả Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã viết:

 

 

“Trong khế kinh, Đức Phật nói. “Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhất mà Đức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật”.

Lời Đức Phật thật đơn giản, mà ý nghĩa lại tột cùng sâu rộng. Trong lời đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng. Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quyết sẽ thành Phật, như trong đại thừa, Kinh thường có câu, chính Đức Phật dạy. “Các người là Phật sẽ thành, còn chư Phật là Phật đã thành”.

Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền cho đời những phương cách, nhập pháp môn làm điều kiện cụ thể để bước lên đường Phật, để rồi đến quả Phật. Những phương pháp cụ thể đó gọi là Phật Pháp. (…)

Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu: Giới, Định và Huệ. Vô lậu giới để phòng ngừa, để ngăn đảo vọng. Vô lậu định để chận đứng, để đối trị đảo vọng. Vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ Tát. Cho đến lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn, thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, là thành Phật.

Trong bộ Kinh Đại Bửu Tích nầy, nội dung không ngoài những điều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều, rất rộng (…)’’.

***

Võ Văn Tường

Website: chuaviettoancau.com

 

Chú thích ảnh:

  1. Tu viện Huyền Không

02-03  Điện Phật và bộ kinh Đại Bửu Tích

04-05  Chư Ni và Phật tử chụp ảnh lưu niệm

06-15  Tụng kinh Đại Bửu Tích

16-24  Kinh hành niệm Phật

25-43  Trai Tăng. Sinh hoạt cuối khóa tu.

 

 

Điện Phật và bộ kinh Đại Bửu Tích

Chư Ni tham dự khóa tu

Tụng kinh Đại Bửu Tích

 

Kinh hành niệm Phật

 

 

Trai Tăng

 

Tin cùng chuyên mục