CHÙA PHÚC LỘC, NAM ĐỊNH.

CHÙA PHÚC LỘC, NAM ĐỊNH.

Chùa Phúc Lộc nằm ven sông Đào, thuộc thôn Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

CHÙA KEO, THÁI BÌNH.

Chùa tên Thần Quang Tự, thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa vốn có tên là Nghiêm Quang Tự, được xây từ năm 1061 ở hương Giao Thủy, hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1167, chùa đổi tên Thần Quang Tự. Tên chùa Keo thường được gọi vì chùa được dựng ở ấp Keo.

DANH SƠN YÊN TỬ, QUẢNG NINH.

Núi Yên Tử ở phía Tây thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1.068m. Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam, phân bố ở địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM YÊN TỬ, QUẢNG NINH.

Thiền viện Trúc Lâm tên Long Động Tự, thường gọi chùa Lân, nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử, thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Thiền viện nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM GIÁC TÂM, QUẢNG NINH.

Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm còn gọi là chùa Cái Bầu, tọa lạc ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Thiền viện nằm sát bên bờ vịnh Bái Tử Long, gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng thơ mộng.

CHÙA BA VÀNG, QUẢNG NINH.

Chùa tên Bảo Quang Tự, thường gọi chùa Ba Vàng, tọa lạc tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa tựa lưng vào núi Thành Đẳng, phía trước là con sông Bạch Đằng lịch sử, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng với biển Đồ Sơn.

CHÙA PHẬT TÍCH, BẮC NINH.

Chùa tên Vạn Phúc Tự, thường gọi là chùa Phật Tích, tọa lạc ở sườn phía Nam núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Bắc.

CHÙA DÂU, BẮC NINH.

Chùa tên Pháp Vân Tự, Diên Ứng Tự, Cổ Châu Tự, thường được gọi là chùa Dâu, chùa Cả, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam.

CHÙA TIÊU SƠN, BẮC NINH.

Chùa tên Thiên Tâm Tự, thường gọi là chùa Tiêu, xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A.

CHÙA BÚT THÁP, BẮC NINH.

Chùa tên Ninh Phúc Tự, thường gọi là chùa Bút Tháp, chùa Nhạn Tháp, nằm kề bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

CHÙA VĨNH NGHIÊM, BẮC GIANG.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN. KỶ LỤC VIỆT NAM NĂM 2007: NGÔI CHÙA LƯU GIỮ BẢN KINH PHẬT GIÁO BẰNG GỖ NHIỀU NHẤT. 3.050 BẢN GỖ KHẮC KINH PHẬT ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN DI SẢN KÝ ỨC THẾ GIỚI NĂM 2012. DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VỀ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT NĂM 2015.

CHÙA THÀNH, LẠNG SƠN.

Chùa tên Diên Khánh Tự, thường gọi chùa Thành, tọa lạc tại số 03 đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa tọa lạc bên bờ sông Kỳ Cùng.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM AN TÂM, VĨNH PHÚC.

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm tọa lạc trên núi Thạch Bàn, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thiền viện nằm gần Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, và nằm trong Khu di tích danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo đã được Chính phủ công nhận là: “Di tích quốc gia đặc biệt về Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh” năm 2015.